Trẻ em trong giai đoạn từ 1-5 tuổi rất tò mò, thích khám qua những vật xung và đặc biệt hay bắt trước những việc người lớn làm. Do vậy bố mẹ khi cho trẻ đi ô tô cần lưu ý những việc như khóa cửa, khóa kính, giám sát trẻ, và vị trí ngồi của trẻ cũng như các vật dụng hỗ trợ trên trên hành trình có trẻ đi cùng. Một sơ xuất nhỏ cũng có thể phải trả giá đắt.
1. Ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ em
Tại Việt Nam, ghế ngồi dành riêng cho trẻ em chưa được lưu ý nhiều. Ghế ngồi trên ô tô được thiết kế cho người lớn, do vậy dây an toàn không phù hợp kích thước của trẻ em nên trẻ dễ chị lắc lư, xe dịch.
Do đó các chuyên gia khuyên, những trẻ em dưới 10 tuổi (tùy vào thể hình phát triển) cần lắp thêm ghế ngồi ô tô dành riêng trên ghế người lớn. Ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ em có hệ thống dây an toàn gọn gàng và vừa với thể hình của trẻ nhỏ giúp bảo vệ trẻ tốt hơn.
2. Luôn thắt dây an toàn cho trẻ
Dây an toàn trên xe ô tô sẽ tự động giữ chặt người ngồi hoặc ghế ô tô cho trẻ em không bị văng về phía trước khi có va chạm xảy ra. Do vậy dù có ghế ngồi riêng hay ngồi ghế người lớn thì bố mẹ cũng phải tập thói quen thắt dây an toàn cho trẻ. Việc này tạo thói quen giữ kỷ luật cho trẻ khi lên ô tô.
3. Không để trẻ ngồi bệ tỳ tay hoặc hàng ghế trước
Vị trí an toàn nhất trên xe là ghế sau phụ. Nhiều gia đình nuông chiều trẻ em lại thường cho trẻ ngồi ở bệ tỳ tay hoặc ghế trước. Và đặc biệt ghế ngồi trước là vị trí trẻ từ 3 – 6 tuổi thích nhất vì quan sát rộng trong các chuyến đi.
Khi ngồi tại bệ tì tay sẽ không có dây toàn giữ trẻ lại khi phanh gấp hoặc có va chạm. Nguy cơ trẻ bị lao về bảng taplo phía trước rất cao gây chấn trương cho trẻ.
Ví trí ghế ngồi phí trước cũng có nguy cơ cao gây sát thương cho trẻ khi túi khí bung ra.
Ngoài ra, việc ngồi cho trẻ khi ngồi vào lòng khi lái xe tuyệt đối cấm. Việc này vừa gây nguy hiểm cho trẻ vừa gây mất an toàn cho người lái xe.
4. Không để trẻ đùa nghịch trên xe
Dù ở bất cứ đâu, trẻ em luôn tò mò và tinh nghịch, đặc biệt là khi có bạn chơi cùng. Trên ô tô cũng không vậy, trẻ luôn bị cuốn theo các trò chơi và không ngồi yên một chỗ. Do vậy phụ huynh cần chú ý nhắc nhở trẻ ngồi yên và thăt dây an toàn để không bị ngã va chạm khi xe di chuyền với tốc độ cao và khi xe đổi hướng.
5. Khóa cố định kính và cửa xe
Tính tò mò là bản năng nên bé có thể mở kính hoặc cửa xe bất cứ khi nào bé có thể tiếp cận. Do vậy phụ huynh cần chắc chắn khóa cửa kính và cửa xe ở khóa trung tâm trước khi cho xe di chuyển.
6. Sử dụng rèm hoặc tấm chắn nắng cửa kính
Mặc dù có kính chắn nắng và ngồi trong điều hòa nhưng ánh nắng mặt trời chiếu vào da qua lớp kính cũng gây nguy hiểm cho da của trẻ. Vì vậy phụ huynh cần sử dụng rèm hoặc tấm chắn nắng để không cho nắng chiếu vào da bé.
7. Luôn quan sát trẻ và đảm bảo an toàn trong chuyến đi
Cách tốt nhất là trong hành trình di chuyển có 2 người đi cùng trẻ để bảm 1 người lá xe và 1 người chăm sóc trẻ.
Trong trường hợp không có người đi cùng cần lắp ghế ngồi riêng cho trẻ ở phía sau, thắt dây an toàn. Phụ huynh lá xe cần trò chuyện với trẻ và giúp trẻ vào giấc ngủ. Dù trẻ ngủ hay thức cũng luôn cần quan sát các hành cộng của trẻ nhưng phải đảm bảo an toàn lái xe.
8. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trong các chuyến đi xa
Cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn vặt, nước uống, đồ dùng, vệ sinh cá nhân của trẻ cho những chuyến đi dài. Ngồi trên xe thời gian lâu sẽ làm trẻ khát nước, đói bụng nên cần cho bé uống nước và ăn đúng lúc. Nhưng cũng không được lạm dung quá sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ.
9. Di chuyển với hành trình và dừng nghỉ hợp lý
Phụ huynh nên di chuyển với hành trình hợp lý và dừng nghỉ thường xuyên. Như vậy sẽ giúp việc lái xe tỉnh táo hơn. Trẻ được dừng nghỉ vận động và ra ngoài cũng sẽ thoải mái hơn. Ngoài ra mỗi lần dùng nghỉ cũng để trẻ đi vệ sinh đảm bảo sức khỏe.
10. Không để trẻ một mình trên xe
Tuyệt đối không được để trẻ một mình trong xe. Với tính hiếu động và hay bắt chước trẻ có thể động vào phanh tay, cần số, chân phanh, ga….gậy hậu quả cực kì nguy hiểm. Việc ở lỳ trong xe cũng gây mệt mỏi và khi xe không di chuyển có thể gây ngạt khí. Tốt nhất là nên cho trẻ ra ngoài tắt máy và khóa cửa xe lại. Động cơ của xe cũng cần thời gian nghỉ.
Bài viết liên quan: